Đặc điểm Bò tót Đông Dương

Ngoại hình

Là phân loài bò tót lớn nhất, chúng có ngoại hình đồ sộ. Bò tót cao hơn, con trưởng thành đến 1,9 m, nặng 800-1.000 kg. Trọng lượng trung bình từ 900 – 1000 kg. Đầu to, trán dẹt hơi lõm, có đốm lông trắng trên trán, đỉnh trán giữa hai sừng dô cao. Sừng to khoẻ cân đối, uốn cong lên phía trên tạo vòng cung hình bán nguyệt. Gốc sừng màu vàng xám, mút sừng nhọn đen bóng. Lớp da ở cổ và trước ngực không tạo thành yếm. Bộ lông ngắn mềm mượt màu nâu thẫm hoặc đen xám hơi phớt xanh bóng ở lưng. Lông ở bụng dài màu nâu nhạt. Con cái thường có màu hung đỏ. Mông đen, bốn chân từ khoeo trở xuống màu trắng bẩn. Đuôi dài màu đen. Đầu bò tót có trán dô cao, sừng cong vòng lên. Lông màu xám đen, vùng gần móng chân có màu trắng[5], con trưởng thành cao đến 1,9m, nặng trên dưới 1 tấn, chân trắng, mình đen. Đầu bò to, trán dẹt hơi lõm, giữa hai gốc sừng có một chỏm lông màu vàng. Ở cả bốn chân, từ khuỷu trở xuống có màu trắng ngà, trông giống như đi tất trắng.

Bò tót có bộ lông màu sẫm, cơ thể to lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi, chúng có tầm vóc to lớn nhất trong số các loài bò tót. Bò tót Đông Nam Á nặng hơn 1,5 tấn. Những con to có thể cao tới 2m, dài 3,5m và nặng hơn 1,7 tấn). Nhìn phía trước, bò tót giống như trâu, nhưng nhìn từ phía sau nó lại giống như một con bò mộng. Cả con cái cái lẫn con đực đều có đôi sừng to, chắc, uốn cong về phía trước. Chiều dài trung bình sừng bò tót đực thường từ 80 – 85 cm, còn con cái sừng ngắn hơn và nhỏ hơn, nhưng độ cong lại lớn hơn. Giữa 2 gốc sừng là chỏm lông có màu vàng cháy. Đuôi bò tót không dài, chỉ đến ngang đến khuỷu chân sau. Ở cả bốn chân, từ khuỷu chân trở xuống có màu trắng, trông giống như đi tất trắng. Riêng bò tót đực còn có một sóng cơ chạy dọc sống lưng đến quá bả vai, và một cái yếm lớn trước ngực, tạo ra một dáng vẻ rất mạnh mẽ[3]. Bộ lông ở lưng màu đen xám hơi phớt xanh, bụng màu nhạt[6].

Tổng thể một con bò tót Đông Nam Á

Bò tót đực có màu đen bóng, lông ngắn và và gần như trụi hết khi về già. Con đực và cái đều có sừng to, chắc và uốn cong về phía trước. Chiều dài trung bình của sừng thường 80 – 85 cm ở bò đực, sừng bò cái ngắn, nhỏ hơn và uốn cong hơn. Trên trán, giữa hai gốc sừng là một chỏm lông, thường có màu vàng[7]. Bò đực lông màu đen bóng, bò cái màu nâu sẫm, còn con non màu nâu vàng. Bò đực hay cái đều có sừng to, chắc, cân đối, uốn cong lên phía trên tạo vòng cung hình bán nguyệt và hướng về phía trước. Chiều dài trung bình của sừng bò đực lên tới trên 80 cm, sừng bò cái ngắn, nhỏ và uốn cong hơn. Bò đực cao hơn 2m, nặng hàng tấn, bò cái thấp hơn khoảng 20 cm và có trọng lượng bằng 2/3 con đực. Với vóc dáng khổng lồ, đặc biệt con đực không mang cục u trên lưng như bò nhà mà có hẳn một sóng cơ nổi lên chạy dài dọc sống lưng đến quá bả vai và một cái yếm lớn trước ngực trông đầy uy lực

Tập tính

Gia đình bò tót Đông Dương trong một khu bảo tồn ở Trung Quốc

Thức ăn chủ yếu của bò tót là cỏ, mầm lá non của lau sậy, chuối rừng, măng non tre nứa thuộc họ Cỏ Poaceae. Sinh sản thường vào tháng 6, 7. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa một con. Thời gian có chửa 270 - 280 ngày. Bò tót mang thai khoảng 270 ngày, đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con[3]. Nơi sinh sống của bò tót là rừng già thường xanh, rừng khộp, rừng hỗn giao tre nứa, rừng thứ sinh địa hình tương đối bằng ở độ cao 500 - 1500m so với mặt biển. Sống thành từng đàn 5 - 10 con (có đàn tới 20 - 30 con) đôi khi cũng gặp những cá thể sống đơn lẻ lẫn với đàn bò rừng. Hoạt động kiếm ăn ban ngày. Ban đêm nghỉ ngơi ở nơi quang đãng thoáng mát. Trong thiên nhiên hổ, báo, chó sói có thể tấn công đàn bò tót để bắt bò tót con, khi bị tấn công cả đàn quây tròn bảo vệ con non, con già ở giữa. chúng dẫn nhau lang thang trong rừng lúc đêm xuống. Thường thì bò tót hay ra đây ăn và uống nước lúc sáng sớm, hoặc trời ngả chiều. Chúng đi thành đàn, hoặc rải rác vài con, khi thấy động chúng có thể bỏ chạy[8].

Bò tót Đông Nam Á rất hung dữ chỉ đứng sau loài hổ[2], Bò tót dữ tợn và hung hăng, khi nghe tiếng súng nổ, bò rừng hoảng loạn chạy trốn nhưng bò tót sẵn sàng tấn công nếu phát hiện nơi ẩn nấp của cánh thợ săn, hoặc hễ thấy vật lạ cản đường là nó liền đưa sừng húc đổ tứ tung, kể cả những chòi canh rẫy của người dân[9], loài thú này luôn phản kháng đến cùng khi cảm thấy bị đe dọa[10]. Là loài thú hung dữ, có tầm vóc khổng lồ, nên bò tót hầu như không có thiên địch và được xem là biểu tượng của sức mạnh, sự cường tráng ở nhiều quốc gia. Bò tót trưởng thành hầu như không có thiên địch, chúng to lớn, tinh nhạy và hung dữ bò tót hầu như không có đối thủ trong tự nhiên, ngoại trừ hổ. Tuy nhiên, cũng chỉ những con hổ rất lớn và giàu kinh nghiệm mới dám đối đầu với chúng và chỉ những con hổ cường tráng, tinh ranh, lọc lõi mới dám đối đầu với bò tót trưởng thành[4][10].

Giá trị

Thịt bò tót cung cấp nguồn protein có hàm lượng đạm cao. Danh y Tuệ Tĩnh đã viết trong "Nam dược thần hiệu": "Lê ngưu giác (sừng bò tót) tinh hầu, không độc, giải nhiệt, chữa động kinh, trào huyết nóng...". Danh y Hải Thượng Lãn Ông ghi nhận trong "Linh Nam bản thảo": "Lê ngưu giác mát lạnh, không độc, giải nhiệt, chữa hôn mê, hoảng hốt...". Cặp sừng bò tót cũng là mặt hàng có giá trị mỹ nghệ cao cấp, hấp dẫn thú sưu tập xa xỉ... Giá trị hữu hình và vô hình đã khiến bò tót bị săn đuổi đến kiệt cùng. Hạ bò tót từng được xem như một chiến tích lẫy lừng của những kẻ vô tâm, hám lợi và man rợ, Những đàn bò tót này đang đứng trước hiểm họa diệt chủng cao do rừng bị chặt phá và nạn săn trộm thú quý. Chúng là phân loài bò tót bị tàn sát nhiều nhất[10].

Hải Thượng Lãn Ông ghi rằng mật bò tót chữa được chứng kinh giản (kinh phong), thanh tâm. Hoàn toàn không có tác dụng tăng lực, bổ thận, giúp cho yếu thành mạnh, dẻo dai… như các tay chơi lầm tưởng[11]. Ngưu hoàng đởm thì Đởm là mật, ngưu là trâu, bò nói chung. Ngưu hoàng đởm không phải là túi mật, mà là cục sỏi trong túi mật trâu, bò. Bất kể là trâu bò nhà hay bò tót, trâu rừng. Tức là con vật bị bệnh sỏi mật. Và như vậy không phải con nào cũng có ngưu hoàng. Những con bò già, gầy yếu, mắt lờ đờ, khi đi đầu hay quay nghiêng, đứng hoặc nằm thường hay thở khò khè như bị hen, thường là bò có sỏi mật. Ngưu hoàng dùng trị bệnh sốt cao mê sảng, nói nhảm, phát cuồng, trẻ bị kinh phong co giật, sưng họng, miệng lưỡi lở, ung nhọt[11].

Mật Bò Tót là một vị thuốc quý dùng trong y học cổ truyền với công dụng thanh nhiệt bình can, sáng mắt, tiêu sưng, trị trúng phong, chấn thương, giải nhiệt, mát gan, chống các tế bào ung thư, bảo vệ gan, thông lợi tiểu, làm tan sỏi mật, ổn định màng tế bào gan, cải thiện chức năng miễn dịch chữa các bệnh lý đường mật, túi mật. Điều chỉnh rối loạn mỡ máu, chống béo phì, điều chỉnh động mạch vành tim và huyết áp cao.Chống xơ cứng động mạch, nhiễm mỡ gan, làm giảm Cholesterol trong máu và giảm huyết áp. Làm giảm đường trong máu và chống mỏi mệt. Giảm đau, chống co giật, chống viêm răng – lợi, phế quản, có khả năng ức phản ứng đau do ung thư gây nên, đặc biệt là ung thư phổi, chống viêm nhức, viêm kết giác mạc, lở miệng, viêm lưỡi[12].

Tuy vậy, thực trạng hiện nay là sự quảng cáo về Mật bò tót có công dụng tráng dương, ích khí, mạnh gân cốt, tốt cho đàn ông, chữa nhiều chứng bệnh nan y... Những lời quảng cáo này cộng thêm thú sưu tầm hàng độc phục vụ “ăn chơi hưởng thụ” của các đại gia lắm tiền thừa của và cả những người bệnh thiếu hiểu biết, những túi mật bò tót rao bán tràn lan này đều là hàng giả. Theo quan niệm thì Bò tót là loài khỏe mạnh kinh hồn. Những tố chất đó đều nhờ cái túi mật mà ra. Nhờ vậy dược tính của mật bò tót cao cơ hơn mật rắn hổ chúa, mật gấu, cứ mỗi lần mệt, hay nhậu tê tê, cắt một lát mỏng bỏ vào ly rượu khuấy đều lên uống, sau đó chừng tiếng đồng hồ là thấy khỏe, tuy nhiên, trừ mật gấu ra, còn lại mật bò tót thật hay giả công dụng đều như nhau, nếu mua phải loại mật dỏm bị bơm bậy bạ các loại mật vào đó thì có nguy cơ ngộ độ, nhiễm khuẩn cao[11].

Trong đông y, mật bò tót ít được sử dụng vì công dụng của nó không khác gì mật trâu, bò. Trong cơ thể người, mật chỉ tiết ra một lượng nhỏ vừa đủ giúp tiêu hóa thức ăn hằng ngày, nếu đưa thêm một lượng mật, dù của động vật nào, vào cơ thể cao hơn mức bình thường đều có nguy cơ gây ngộ độc. Chưa kể nếu uống phải mật động vật bị bệnh (nhiễm khuẩn, thương hàn, bệnh do sán lá Fasciola gigantica ký sinh trong gan và ống dẫn mật gây ra) thì càng nguy hiểm hơn. Có thể do người đó sức khỏe vẫn tốt, rồi uống vào khỏe về tâm lý là chính chứ không hẳn do mật bò tót. Cũng do người bán đã ngâm mật vào một vài loại thảo dược, hoặc chính là chất kích thích trong Tây y. Mật bò tót mà người ta đang rao bán hiện nay kỳ thực là mật trâu, bò nhà. Thậm chí những con heo lớn cũng có túi mật tương đương kích cỡ mật bò, loại này sẽ được giới buôn bán nói là mật bò tót nhỏ, bán giá rẻ hơn những túi mật lớn mà chúng nói mật bò tót già. Dù khô hay tươi, ngoại hình túi mật trâu bò nhà hay bò tót đều giống nhau, không thể nào phân biệt được[11].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bò tót Đông Dương http://duoclieunamviet.com/san-pham/vi-thuoc-khac/... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bo-rung-bo-t... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bo-tot-xuat-... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/b... http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/them-mot-co... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-tot-200-kg... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/de-xuat-dua-b... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khoanh-vung-b... http://anninhthudo.vn/an-ninh-doi-song/khoi-to-vu-... http://baodatviet.vn/khoa-hoc/the-gioi-dong-vat/bo...